Bệnh hại trên cây lúa
Cây lúa được trồng rộng rãi tại tất cả các vùng miền trên đất nước ta. Trong suốt quá trình trồng trọt, cây lúa bị khá nhiều bệnh hại tấn công. Các bệnh hại trên cây lúa này chủ yếu làm cho cây lúa ức chế quá trình quang hợp gây suy giảm năng suất hoặc làm rụng lá, chết cây mang tới thiệt hại nghiêm trọng cho hiệu quả kinh tế của người nông dân. Để bảo đảm ổn định năng suất cũng như lợi nhuận thì người trồng lúa nên chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh hại trên cây lúa cùng với phương pháp phòng ngừa trước mỗi vụ trồng. Để phục vụ nhu cầu trên, Nông nghiệp SOFA đã tổng hợp 7 loại bệnh hại trên cây lúa cùng cách xử phòng trừ trong bài viết dưới đây.
7 loại bệnh hại trên cây lúa bao gồm:
Bệnh khô vằn ở lúa
Khô vằn phát sinh và gây hại mạnh khi nhiệt độ và ẩm độ môi trường cao
Tác nhân
Do Nấm Rhizoctonia solani gây nên bệnh khô vằn ở lúa
Triệu chứng:
- Khô vằn gây hại chủ yếu trên bẹ, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá phía dưới gần gốc chính là điểm bắt đầu xuất hiện bệnh
- Ban đầu vết bệnh là những đốm hình bầu dục màu xám hoặc nâu, sau dần những vết bệnh loang dần ra thành hình những vằn da hổ. Bệnh gây hại nhiều sẽ khiến cho bẹ và phiến lá héo rũ
- Trên lá vết bệnh cũng có biểu hiện giống như bẹ. Ở cổ bông vết bệnh sẽ loang ra bao quanh cổ bông, 2 đầu vết bệnh có màu xám lan rộng và phần giữa màu xám và teo nhỏ hơn
- Trên vết bệnh có lớp hạch nấm màu nâu. Các hạch nấm dễ rớt xuống nước rồi nhanh chóng lan qua những cây xung quanh.
Tác hại:
Bệnh đốm vằn là bệnh hại do nấm gây ra trên cây lúa đe dọa đến năng suất, chất lượng của ruộng lúa. Các vết bệnh đóm vằn có thể tạo điều kiện cho sự xâm nhập và gây hại của các bệnh hại khác. Và bệnh đóm vằn là một trong những bệnh hại trên cây lúa khá nghiêm trọng.
Bệnh đạo ôn hại lúa
Tác nhân gây hại:
Do nấm Pyricularia oryzae gây ra
Triệu chứng:
- Đạo ôn tấn công các bộ phận: lá đến thân, cổ bông, cuống gié và hạt lúa
- Biểu hiện vết bệnh trên lá là đốm khá bé sau đó vết bệnh to dần, ở phần giữa vết bệnh hoại tử, khô xám. Càng lan rộng vết bệnh sẽ tạo ra dáng thoi và vết đặc trưng của bệnh đạo ôn.
Tác hại:
Bệnh đạo ôn hại do nấm gây ra là một trong 7 loại bệnh hại trên cây lúa sẽ khiến toàn bộ lá chết khô. Nếu gây bệnh trên cổ bông và cuống gié bệnh sẽ khiến toàn bộ những phần phía trên điểm phát bệnh bị khô và gãy gục loại bệnh hại trên cây lúa này khá phổ biến.
Bệnh bạc lá trên lúa
Bạc lá xuất hiện suốt các thời kỳ từ khi lúa cấy tới khi lúa chín
Nguyên nhân:
Bệnh bạc lá hại cây lúa do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Oryzae Dowson
Biểu hiện:
- Ở giai đoạn mạ thì vết bệnh không đặc trưng. Biểu hiện là những vết màu nâu vàng sau ngả sang nâu bạc và khô dần tại rìa mép và mút lá
- Ở giai đoạn lúa đang tăng trưởng thì triệu chứng bệnh dễ dàng nhận biết hơn là những vết bệnh ở mép và mút lá rồi ăn sâu vào trong phiến và gân lá. Các vết bệnh có dạng gợn sóng màu vàng và mô bệnh xanh đậm hoặc vàng nhạt, lá ngả nâu bạc và khô xác
Tác hại:
Bạc lá là bệnh gây hại nghiêm trọng gây hại cho khả năng sinh trưởng cũng như năng suất của cây lúa. Bạc lá cũng được sếp vào một trong 7 loại bệnh hại trên cây lúa phổ biến hiện nay.
Bệnh vàng lá ở cây lúa
Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá lúa, trong đó 2 nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là: Do nấm Gonatophragmium sp Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola
Triệu chứng:
Triệu chứng vàng lá do nấm gây bệnh hại trên cây lúa ban đầu là một chấm vàng nhạt, chấm bệnh to dần đều và lan tới đỉnh chóp lá và các sọc vàng nhỏ dần dần hướng tới chóp. Bệnh gây hại nghiêm trọng sẽ khiến lá lúa vàng mất một phần phía trên rồi lan rộng cả phiến lá Bệnh vàng lá vi khuẩn, ban đầu vết bệnh xuất hiện ở rìa lá sau dần lan ra chóp. Lá hay bị hóp lại. Các vết bệnh thường kèm theo những đường gợn sóng màu vàng hoặc màu nâu đứt quãng.
Tác hại:
Nếu loại bệnh hại trên cây lúa này tấn công lên lá đòng, lá sẽ bị khô và cháy xém, tỷ lệ lép lửng rất cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng của mùa vụ. Nếu như lúa bị lép vàng thời gian đoạn trổ bông thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến năng suất và sản lượng. Các loại lúa có lá mỏng như OM 2517, OM 1490, OMCS 21 … thường bị hại nặng nhất.
Bệnh đốm sọc hại lúa
Tác nhân
Do vi khuẩn gây bệnh X. Oryzicola Fang
Biểu hiện:
- Bệnh thường xuất hiện gây hại trên lá. Vết bệnh là những sọc ngắn chạy dọc giữa các đường gân lá. Ban đầu vết sọc có màu xanh nhạt sau dần chuyển thành màu nâu, xung quanh các sọc nâu có thể có các quầng vàng nhỏ
- Khi thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh tiết ra các giọt dịch nhỏ, màu vàng đục, về sau các giọt này khô rắn thành các hạt nhỏ như trứng cá, dễ dàng rơi xuống nước trôi đi và lây lan cho các cây khác. Lá bệnh sau đó sẽ khô đi và cháy giống như bệnh bạc lá.
Tác hại:
Khi ruộng bị nặng thì toàn bộ ruộng lúa chuyển màu vàng cam sau chuyển màu vàng nâu và cây lúa bị chết, không những gây thiệt hại lớn mà còn tồn dư mầm bệnh cho vụ sau. Đó cũng là một trong 7 loại bệnh hại trên cây lúa phổ biến.
Bệnh lúa von
Lúa von có thể xâm nhiễm và gây hại cho lúa từ giai đoạn mạ cho tới khi thu hoạch
Tác nhân
Bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme gây hại trên cây lúa.
Biểu hiện
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lúa von là cây mọc cao bất thường và còi cọc, lá bệnh ban đầu xuất hiện màu xanh nhạt sau dần đổi màu vàng gạch cua và thân giòn yếu, nhanh chóng chết. Các lóng thân của bệnh lúa von kéo dài khác thường và xuất hiện rất nhiều rễ phụ trên mỗi đốt và quanh thân có các lớp nấm trắng. Hạt lúa nhiễm bệnh von có tỷ lệ lép lửng rất cao, vỏ hạt màu xám và xuất hiện vết nấm trắng trên vỏ hạt khi trời ẩm ướt.
Tác hại:
Khi lúa nhiễm bệnh làm cây lúa suy yếu và dễ bị tấn công bởi các bệnh khác. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây lúa và làm giảm sức đề kháng của hệ sinh thái lúa. Bệnh lúa von làm giảm sản lượng và chất lượng lúa, làm giảm lợi nhuận của bà con nông dân. Và bệnh lúa von là một trong 7 loại bệnh hại trên cây lúa phổ biến.
Các biện pháp xử lý để phòng và trừ bệnh hại nghiêm trọng trên cây lúa Để phòng trừ tốt 7 loại bệnh hại trên cây lúa phổ biến hiện nay, các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân thực hiện các biện pháp sau:
- Dọn sạch tàn dư, đốt hoặc xử lý kỹ ruộng sau mỗi vụ trồng. Sử dụng thuốc phòng nấm bệnh trong giai đoạn cây trồng phát triển.
- Sử dụng các giống trồng kháng bệnh hoặc giống từ các công ty uy tín. Các giống này sẽ được nhà sản xuất chọn lựa sạch bệnh hoặc được xử lý bệnh trước khi đóng gói.
- Ngâm hạt với nước 3 sôi 2 lạnh hoặc dùng các thuốc bảo vệ thực vật xử lý bệnh trước khi gieo hạt sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho lúa.
- Thăm ruộng thường xuyên, phát hiện sớm bệnh hại. Khi bệnh hại trên cây lúa có diễn biến trở nên nặng hơn bà con nông dân có thể tham khảo một số thuốc sau:
- Thuốc trừ bệnh khô vằn: Andobeam 650WP, Hexado 155SC, Daric 300SC, Gone super 350EC….
- Thuốc trừ bệnh đạo ôn: Haohao 600WG, Fiate 600SE, Andobeam 650WP…
- Thuốc trừ bệnh bạc lá: thuốc có hoạt chất Streptomicin sulfate, Kasugamicin, Gentamicin sulfate…
- Thuốc trừ bệnh vàng lá lúa: Genol 1.2SL, Starsuper 21SL, Binhnavil 50SC, Unizeb M – 45 80WP…
- Thuốc trừ bệnh đốm sọc lá lúa: thuốc có hoạt chất Kasugamicin, Gentamicin sulfate.
- Thuốc trừ bệnh lúa von: Polyram 80WG, Carben 50WP, Vatino super 525SE…
Bên cạnh đó bà con còn có thể sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để phòng ngừa và đặc trị bệnh hại trên cây lúa. Những loại chế phẩm này, có hiệu quả tiêu diệt tận gốc bào tử nấm bệnh và có tác dụng lâu dài trên đồng ruộng. Tận dụng tối đa hoạt lực của nấm đối kháng với công nghệ mới giúp sản phẩm có hiệu quả nhanh, hiệu quả và kịp thời các loại bệnh hại trên cây lúa.