Chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng là gì?
Chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng là một công cụ đắc lực để hỗ trợ người nông dân nâng cao sức khỏe cây trồng. Điều đặc biệt, chế phẩm sinh học mang lại nhiều hiệu quả so với những loại thuốc trừ bệnh mà từ xưa đến nay nông dân vẫn thường dùng. Chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng được sản xuất và tổng hợp từ rất nhiều chủng vi sinh vật cũng như nấm khuẩn có lợi để giúp cây trồng tránh được những loại bệnh thường gặp. Tác dụng chính của chế phẩm sinh học là phòng ngừa, ngăn chặn sự tấn công của những loại nấm, vi khuẩn gây bệnh cho các loại cây trồng.
Vai trò của chế phẩm vi sinh dùng cho cây trồng
Trong điều kiện tự nhiên, vai trò của vi sinh vật là phân giải các hợp chất hữu cơ thành các đơn chất mà cây có thể dễ dàng hấp thụ được. Vi sinh vật thường sống cộng sinh thành các nhóm để hỗ trợ nhau trong quá trình phân giải và chuyển hoá các hợp chất hữu cơ có trong môi trường tự nhiên, tạo ra hệ sinh thái phong phú và là một mạng lưới dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Vì vậy chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng có vai trò quan trọng đối với việc giúp cây phòng ngừa bệnh và tăng trưởng tốt.
Sản phẩm SOFA Vaccino giúp phòng trừ sâu bệnh
Đối với đất
Khi vi sinh vật được bổ sung vào đất, các nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân giải Cellulose và Protein, chúng sẽ tiết ra các hoạt chất có tác dụng liên kết các hạt đất với nhau giúp cải thiện kết cấu của đất, làm đất tơi xốp. Bên cạnh đó, quá trình vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ còn tạo nên các chất khoáng, mùn giúp bổ sung phần nào dinh dưỡng cho đất.
Đối với cây trồng
Chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng có chứa các nhóm vi sinh vật tham gia vào quá trình phân giải cũng như chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cây dễ dàng hấp thu hơn. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng kích thích làm tăng sức đề kháng, phòng trừ nấm, bệnh hại, các vi khuẩn có hại, tăng chất lượng và năng suất cho cây trồng.
Có mấy loại vi sinh vật dùng cho cây trồng?
Để áp dụng những loại vi sinh vào sử dụng trên cây trồng đạt hiệu quả cao, chúng ta phải biết thêm về phân loại những nhóm vi sinh vật có chứa trong chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng và được sự dụng rộng rãi hiện nay.
Vi sinh vật cố định đạm
Vi sinh vật cố định đạm (Nitơ) có vai trò cố định Nitơ (N2) có trong đất giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, cây trồng chỉ hấp thụ được đạm ở dạng NH4+ hay NO3–. Lúc này, các vi sinh vật cố định đạm sẽ có vai trò chuyển hoá Nitơ trong tự nhiên thành chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ được.
Vi sinh vật phân giải lân
Trong chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng thì Lân (Photpho – P) có tác dụng kích thích bộ rể phát triển mạnh, thúc đẩy quá trình chín của quả và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản. Tuy nhiên, để cây hấp thụ được lân thì cần phải có các nhóm vi sinh vật phân giải như: vi khuẩn, xạ khuẩn (Pseudomonas, Alcaligenes,…) hay một số loại nấm (Penicillium, Aspergillus,…). Các vi sinh vật này sẽ tiết ra acid với độ pH thích hợp để chuyển hóa lân thành chất dinh dưỡng nuôi cây.
Vi sinh vật phân giải Kali
So sánh với Photpho, cây trồng có nhu cầu hấp thụ Kali nhiều hơn bởi Kali có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến quá trình trao đổi chất, tăng khả năng giữ nước, chống chịu sâu, bệnh hại cũng như các tác nhân từ các điều kiện bất lợi của môi trường.
Vì vậy, vai trò của chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng nói chung và vi sinh vật phân giải Kali nói riêng như Bacillus mucilaginosus hoặc nấm Aspergillus vô cùng quan trọng, giúp cây không những hấp thụ Kali mà còn bổ sung thêm một số dưỡng chất khác như sắt, mangan,…
Vi sinh vật phân giải Cellulose
Vi sinh vật phân giải Cellulose gồm 2 nhóm: hiếu khí và kị khí, có hoạt tính sinh học cao, rất tốt cho đất và cây trồng. Loại vi sinh vật này dùng để sản xuất ra chế phẩm vi sinh vật phân giải Cellulose.
Công dụng của chế phẩm vi sinh vật phân giải Cellulose có chứa trong chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng là:
- Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải phế phẩm nông nghiệp để tạo thành phân hữu cơ vi sinh.
- Đẩy nhanh quá trình mùn hóa.
- Tạo kháng sinh tự nhiên để ngăn ngừa các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây.
- Hạn chế mầm bệnh phát triển và khử mùi hôi có trong rác thải.
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng
Các loài vi sinh vật được đưa vào sử dụng trong chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng nhằm kích thích sự tăng trưởng của cây gồm: vi khuẩn Pseudomonas, Azospirillum, Bacillus, Enterobacter…
Cơ chế hoạt động của các vi khuẩn này là tiết ra các chất có lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng của cây. Ngoài ra, các lợi khuẩn này còn có tác dụng giúp cây ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, tăng đề kháng và phát triển tốt hơn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng thật sự quan trọng và cần thiết cho nhà nông trong việc ngăn ngừa bệnh hại cho cây.
Xem thêm: Các sản phẩm cần thiết cho cây trồng
Hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng
- Pha 25ml cho bình 20-25 lít nước, phun hoặc tưới.
- Khi cây yếu: Phun 2-3 lần, cách nhau 3-5 ngày/lần.
- Phòng bệnh phun 15-30 ngày/lần tùy tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại.
Có thể kết hợp với Nano Cu, các loại sản phẩm thương hiệu và các sản phẩm phân thuốc bảo vệ thực vật khác.
Lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng: Sản phẩm có thể pha cùng với các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khác, an toàn với người và động vật, thân thiện với môi trường
Bảo quản chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng đúng cách
- Không gây nguy hiểm khi sử dụng.
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, xa tầm tay trẻ em.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Đóng nắp chặt sau khi sử dụng.
Bảo quản chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng đúng cách sẽ giúp cho sản phẩm được lưu trữ lâu hơn và đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.