HƯỚNG DẪN CHI TIẾT KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH

BIA 2

 

Áp dụng đúng và đầy đủ kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính từ việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chọn giống, chăm sóc, đến quy trình thu hoạch sẽ giúp bà con kiểm soát quá trình sinh trưởng của cây. Trong bài viết này, Nông Nghiệp SOFa sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới trong nhà kính giúp bà con đạt được hiệu quả canh tác tối ưu và mang lại vụ mùa bội thu.

dưa lưới
Hình 1. Kỹ thuật trồng và chăm dưa lưới trong nhà kính.

Mô hình trồng trọt trong nhà kính là gì?

Trồng trọt trong nhà kính là một giải pháp mới được nhiều nhà vườn tin tưởng và áp dụng hiện nay. Với mô hình trồng cây này, bà con có thể kiểm soát được sâu bệnh phá hoại cây trồng, đồng thời mang về nguồn nông sản sạch, năng suất mùa vụ cao. Vậy hình thức trồng cây nhà kính có gì khác so với cách trồng truyền thống?

Trồng cây trong nhà kính là mô hình trồng cây trong khung nhà được thiết kế bao quanh bởi kính hoặc những vật liệu tương tự như màng nhà kính PE,… Những vật liệu này có tác dụng ngăn chặn những tác động của thời tiết và môi trường như khói, bụi, mưa to, gió lớn,… Chính vì vậy, cây trồng bên trong nhà kính luôn được bảo vệ tốt hơn so với những loại cây ở ngoài tự nhiên.

Cây trồng sinh sống và phát triển bên trong nhà kính sẽ được cung cấp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi. Nhà kính có vai trò cách nhiệt, làm hạ nhiệt khi trời nóng và giữ ấm cho nhà kính khi trời lạnh. Độ ẩm môi trường trong không gian nhà kính luôn được duy trì ổn định, giúp cây trồng có điều kiện phát triển tốt nhất. 

dưa lưới
Hình 2. Kỹ thuật trồng và chăm dưa lưới trong nhà kính.

Mô hình trồng cây trong nhà kính thường được ứng dụng cho các loại cây rau, hoa hoặc quả trái mùa vụ. Bằng cách thay đổi, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm so với môi trường bên ngoài, một số loại cây có thể được trồng trái vụ trong không gian nhà kính để cung cấp cho thị trường dù chưa tới mùa vụ. Mô hình nhà kính được ứng dụng cho nhiều phương thức canh tác khác nhau với mục đích mang lại môi trường sống và sinh trưởng tốt nhất cho cây trồng, từ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản thu hoạch.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính.

Chọn hạt giống trồng dưa lưới trong nhà kính.

Việc chọn giống dưa lưới có khả năng kháng sâu bệnh tốt là bước quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống dưa lưới khác nhau, bà con có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và điều kiện canh tác. Một số giống phổ biến ở Việt Nam gồm:

  • Dưa lưới ruột vàng: Vỏ xanh, ruột vàng, thịt quả mềm, vị ngọt mát.
  • Dưa lưới ruột đỏ: Vỏ xanh, ruột đỏ, thịt quả giòn, ngọt đậm.
  • Dưa lưới ruột xanh: Vỏ xanh, ruột xanh, thịt quả giòn, ngọt thanh.

Thời điểm trồng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, vì thế, bà con nên trồng cây vào buổi chiều mát, tránh nắng gắt để cây dễ thích nghi với môi trường mới. Khi trồng, bà con lưu ý không nên nén đất quá chặt và phải tưới nước ngay sau khi trồng để duy trì độ ẩm cần thiết, giúp cây bén rễ nhanh và phát triển tốt.

Quy trình chăm sóc dưa lưới trong nhà kính.

– Bước 1 (Chuẩn bị và vệ sinh nhà kính): Đối với kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính, bước đầu tiên mà bà con nông dân cần làm đó chính là chuẩn bị và vệ sinh nhà kính (hay còn gọi là nhà màng).

+ Dọn dẹp tàn dư cây trồng cũ: Loại bỏ hết rễ, thân, lá của cây vụ trước để tránh mầm bệnh lưu tồn trong đất và không gian nhà kính.

+ Vệ sinh nhà kính: Khử trùng toàn bộ hệ thống nhà kính bằng dung dịch sát khuẩn sinh học hoặc vôi bột để tiêu diệt nấm bệnh, vi khuẩn gây hại. 

+ Kiểm tra hệ thống tưới và thoát nước: Hệ thống thoát nước cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh tình trạng ngập úng khi trồng.

– Bước 2 (Chuẩn bị hạt giống): Cách chọn cây giống dưa lưới đạt chuẩn như sau: chọn cây con đã được gieo ươm từ 10 – 12 ngày, cao 7 – 10cm, có từ 2 – 3 lá, thân mập, chắc, đường kính ước chừng 2 – 5mm

– Bước 3 (Chăm sóc cây con): Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng khi thực hiện kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng, quyết định đến sự phát triển của cây dưa lưới sau này. Bằng việc duy trì độ ẩm và nhiệt độ phù hợp, đảm bảo hệ thống tưới tiêu hợp lý, bà con cần thăm vườn thường xuyên để quan sát quá trình sinh trưởng của cây.

– Bước 4 (Chăm sóc vườn dưa lưới và thu hoạch): Bà con tiếp tục phải chăm sóc thật kỹ lưỡng để đảm bảo năng suất mùa vụ và sản lượng trái đạt tiêu chuẩn cao.

+ Tỉa nhánh và định trái: Loại bỏ các nhánh phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh chính. Mỗi cây chỉ nên giữ lại 1 – 2 trái để đảm bảo trái phát triển tốt, đạt kích thước và chất lượng cao.

+ Thụ phấn: khi cây bắt đầu ra hoa, tiến hành thụ phấn bằng tay hoặc để ong tự nhiên giúp tăng tỷ lệ đậu trái. Nên đưa ong vào trước 1 tuần thụ phấn để ong quen với điều kiện nhiệt độ và thời tiết bên trong nhà kính. 

+ Kiểm soát sâu và côn trùng gây hại: Quan sát thường xuyên để phát hiện sâu và côn trùng gây hại như bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ…Để bảo vệ cây khỏi sâu và côn trùng gây hại trong suốt quá trình trồng, bà con có thể sử dụng BAMEBE (hoặc BAMEBE PLUS) VACCINO để phòng trừ nấm bệnh, giúp cây phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao.

+ Thu hoạch đúng thời điểm: Dưa lưới thường được thu hoạch sau 70 – 75 ngày trồng (tùy theo giống).

+ Xử lý sau thu hoạch: vệ sinh tổng thể các vật tư trong nhà kính là bước quan trọng đối với kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng để chuẩn bị cho vụ gieo trồng sau. 

dưa lưới
Hình 3. Quy trình trồng và chăm dưa lưới trong nhà kính.

Một số lưu ý khi trồng dưa lưới trong nhà kính.

Khi thực hiện kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng, bà con cần lưu ý:

– Lựa chọn giống dưa lưới phù hợp, đặc biệt là những giống dưa có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.

– Dưa lưới rất cần ánh sáng để phát triển tốt. Đảm bảo nhà kính được thiết kế sao cho tối ưu hóa lượng ánh sáng tự nhiên, đồng thời có thể điều chỉnh độ chiếu sáng khi cần thiết.

– Duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong nhà kính để thúc đẩy sự phát triển của cây.

– Theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện các loại sâu hoặc nấm bệnh. Sử dụng biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học để đảm bảo chất lượng nông sản sạch.

dưa lưới
Hình 4. Kỹ thuật trồng và chăm dưa lưới trong nhà kính.

Ưu và nhược điểm của trồng dưa lưới trong nhà kính.

Về ưu điểm: Canh tác dưa lưới trong nhà kính giúp bảo vệ cây trồng khỏi những tác động tiêu cực của thời tiết. Đồng thời, hạn chế tình trạng sâu và côn trùng gây hại, tuy vậy, đòi hỏi bà con nông dân cần thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phù hợp giúp vườn dưa lưới phát triển đồng đều, năng suất và chất lượng dưa lưới sau thu hoạch đạt mong đợi.

 

Về nhược điểm, kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính yêu cầu chi phí đầu tư khá cao và cần bà con phải có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao. Nhìn chung, đây vẫn là một phương pháp trồng dưa lưới hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống.

Kết luận.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con có thêm những thông tin hữu ích để canh tác dưa lưới trong nhà kính đạt năng suất cao và mang lại lợi nhuận kinh tế tốt. Nếu bà con cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ về các vấn đề canh tác, hãy liên hệ ngay với Nông Nghiệp SOFa qua Hotline 0984.340.493 để được các kỹ sư tư vấn nhanh chóng và tận tình nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *