KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG 1 NĂM

COVER

 

Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến tại nhiều vùng ở nước ta. Đối với cây sầu riêng thời kỳ 1 năm tuổi, cây còn non yếu, dễ bị tác động bởi điều kiện môi trường và sâu bệnh gây hại. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng 1 năm, giúp bà con đạt hiệu quả canh tác tốt nhất.

sầu riêng
Hình 1. Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng 1 năm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng thời kỳ trồng 1 năm.

Việc chăm sóc sầu riêng con mới trồng 1 năm đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của cây. Từ việc bắt đầu bằng cách chọn một vị trí thích hợp với đất thoát nước tốt và nhiều ánh sáng mặt trời cho đến việc chọn giống tốt, đảm bảo khoảng cách giữa các cây hợp lý, tưới nước, bón phân và cắt tỉa thường xuyên là điều thiết yếu. Nếu được chăm sóc cẩn thận và đúng cách, cây sầu riêng có thể phát triển mạnh và cho sản lượng trái đạt chất lượng chuẩn trong khoảng 3-5 năm tới.

sầu riêng
Hình 2. Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng 1 năm.

Điều kiện phát triển cây sầu riêng con.

Để sầu riêng sinh trưởng khỏe mạnh ngay từ giai đoạn cây con, bà con cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố môi trường như khí hậu và đất trồng. Trước hết, sầu riêng là cây ăn trái nhiệt đới, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và ưa ánh sáng, cụ thể như:

– Nhiệt độ trung bình để giúp cây sinh trưởng tốt là từ 24 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến cây sầu riêng con phát triển chậm. 

– Độ ẩm trung bình trong cách chăm sóc sầu riêng mới trồng khoảng từ 65 – 80%.

– Lượng mưa hằng năm khoảng 2000mm. Nếu khô hạn kéo dài cần đảm bảo nguồn nước để cung cấp cho cây con. Đồng thời tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây.  

Bên cạnh đó, đất trồng cũng đóng vai trò quan trọng, cần đảm bảo độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt để rễ cây phát triển thuận lợi. 

– Cây sầu riêng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan,..
– Độ pH của đất phù hợp ở mức 5,5 – 6,5 nhằm giúp hạn chế sự phát triển của nấm Phytop gây thối rễ – một trong những bệnh thường gặp trên cây sầu riêng.
Việc lựa chọn đúng điều kiện khí hậu và đất trồng ngay từ đầu sẽ giúp cây sầu riêng con sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh và đạt năng suất cao khi trưởng thành.

Các bước chăm sóc cây sầu riêng con.

Sau khi trồng cây con xuống đất, trong vòng 7 ngày đầu tiên, bà con chỉ cần tưới nước để giữ ẩm, giúp bộ rễ làm quen với môi trường đất mới. 

  • Bước 1: Sau 7 ngày, bà con bắt đầu bón phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nên bón xung quanh gốc, cách gốc khoảng một gang tay. Nếu có điều kiện, có thể ngâm phân ra nước để tưới, giúp cây hấp thụ nhanh hơn. Đối với Phân nở: 0,5 kg/gốc và Phân chuồng ủ hoai: 1 – 3 kg/gốc.
  • Bước 2: Sau khi bón hữu cơ một ngày (tức là ngày thứ 8 sau khi trồng), bà con nên sử dụng Humic pha nước tưới với liều lượng 10 gram/gốc. Nếu muốn tiết kiệm công chăm sóc, có thể trộn Humic chung với phân hữu cơ để bón một lần, giúp cải thiện cấu trúc đất, kích thích bộ rễ phát triển mạnh mẽ.
  • Bước 3: Khoảng 7 – 10 ngày sau khi bón hữu cơ và Humic, nếu điều kiện kinh tế cho phép, bà con có thể bổ sung NPK 20-20-15 với liều lượng 50 gram/gốc. Nên ngâm phân để tưới giúp cây hấp thụ nhanh hơn, thúc đẩy quá trình sinh trưởng.
  • Bước 4: Sau khi bón phân hữu cơ và Humic từ 10 – 15 ngày, cây sẽ bắt đầu ra đọt non hay còn gọi là “mũi giáo”. Bà con nên phun thuốc rầy ít nhất hai lần để phòng trừ sâu hại, giúp cây phát triển khỏe mạnh.
sầu riêng
Hình 3. Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng 1 năm.

Việc chăm sóc đúng cách ngay từ giai đoạn đầu sẽ tạo nền tảng vững chắc cho cây sầu riêng sinh trưởng, đạt năng suất mùa vụ cao.

Chu kỳ chăm sóc cây sầu riêng con.

Để cây sầu riêng con phát triển khỏe mạnh trong năm đầu tiên, bà con cần tuân thủ theo một chu kỳ chăm sóc sau đây:

– Sau khi bón phân lần đầu cho đến 3 tháng tiếp theo, bà con cần tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây mà không cần bón thêm bất kỳ loại phân nào (sau mỗi 3 tháng kể từ lần bón phân đầu tiên, bà con sẽ lặp lại các bước chăm sóc từ đầu).

– Trong một năm (12 tháng), cây sầu riêng sẽ trải qua 4 chu kỳ bao gồm 4 lần bón phân hữu cơ, 4 lần bón NPK và 4 lần ra đọt tập trung.

– Trong quá trình cây ra lá non, nếu xuất hiện các bệnh do nấm hoặc vi khuẩn gây ra, bà con có thể kết hợp thuốc đặc trị rầy để phun phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh. 

– Ngoài ra, nếu trong vườn có trồng xen các loại cây như chuối, bắp, cam,… – những cây dễ thu hút tuyến trùng, bà con cần có biện pháp xử lý tuyến trùng kịp thời.

Kết luận.

Nếu bà con cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ về các vấn đề canh tác sầu riêng, hãy liên hệ ngay với Nông Nghiệp SOFa qua Hotline 0984.340.493 để được các kỹ sư tư vấn nhanh chóng và tận tình nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *