BỆNH CHÁY LÁ CHẾT NGỌN TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU & BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA.

BIA 2

 

Bệnh cháy lá chết ngọn là một trong những bệnh phổ biến trên cây sầu riêng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết thất thường và môi trường ẩm ướt. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ và chất lượng trái sầu riêng.

Trong bài viết này, Nông Nghiệp SOFa sẽ giúp bà con nhận diện sớm các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả nhất để nâng cao năng suất mùa vụ.

sầu riêng
Hình 1. BỆNH CHÁY LÁ CHẾT NGỌN TRÊN CÂY SẦU RIÊNG.

Nguyên nhân gây bệnh cháy lá chết ngọn trên sầu riêng.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng:

– Tác nhân của bệnh cháy lá, chết ngọn là do nấm Rhizoctonia sp. gây ra. Điều kiện ẩm ướt có thể thấy sợi nấm, hạch nấm mọc trên bề mặt vết bệnh và lan nhanh sang các lá bên cạnh. Nấm bệnh có khả năng tấn công rễ và gốc của cây, làm giảm khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Khi rễ bị tác động, cây sẽ bị yếu đi và bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng có thể xuất hiện.

– Khi trong vườn có một cây bị nhiễm, bào tử nấm gây ra triệu chứng sầu riêng bị khô đọt sẽ được truyền theo gió, bệnh nhanh chóng lan từ cây này sang cây khác. 

– Điều kiện môi trường canh tác không hợp lý: Chẳng hạn như đất ẩm ướt quá mức hoặc ngập úng, có thể làm cho cây sầu riêng dễ bị nhiễm bệnh.

– Vườn ít chăm sóc, mật độ dày, bón phân không cân đối (cụ thể là thừa đạm và thiếu phân trung vi lượng) cũng tạo điều kiện để bệnh hoành hành.

– Kỹ thuật canh tác vườn sầu riêng kém, cắt tỉa cành không hiệu quả, không loại bỏ cành bệnh. Đồng thời, tán cây rậm rạp khó vươn lên đón nắng cũng dễ hình thành bệnh hơn.

Việc chăm sóc cây trồng không đúng cách có thể làm cho cây suy yếu hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Việc không cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng hoặc không thực hiện cắt tỉa đúng cách có thể tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

sầu riêng
Hình 2. BỆNH CHÁY LÁ CHẾT NGỌN TRÊN CÂY SẦU RIÊNG.

Dấu hiệu bệnh cháy lá chết ngọn trên sầu riêng.

– Trên lá: Vết bệnh ban đầu sẽ như vết bỏng nước trên phiến lá, sau đó lan rộng dần và chuyển màu nâu, rồi cháy khô. Vết bệnh cũng có thể xuất phát từ chóp lá và rìa lá (mép lá).

– Trên cây con: Đối với cây con, cây nhiễm bệnh thường làm ngọn bị cháy và rụng, sau đó làm khô ngọn. Tình trạng này làm giảm sức sống của cây và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của cây trồng, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.   

– Trên cây trưởng thành: Cây nhiễm bệnh làm lá non bị khô và rụng, chết ngọn, cành và nhánh nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

sầu riêng
Hình 3. BỆNH CHÁY LÁ CHẾT NGỌN TRÊN CÂY SẦU RIÊNG.

Tác động của bệnh cháy lá chết ngọn trên sầu riêng.

Bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng có thể gây tác động kinh tế đáng kể đối với ngành nông nghiệp nói chung và bà con nông dân nói riêng. Dưới đây là một số tác động kinh tế có thể xảy ra do bệnh này:

– Suy giảm năng suất cây trồng: Bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng có thể làm suy giảm năng suất cây sầu riêng. Lá và các cành bị nhiễm bệnh sẽ chết, làm giảm khả năng cây hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời để phát triển quả. Điều này có thể dẫn đến giảm lượng quả thu hoạch, ảnh hưởng đến sản lượng trái và năng suất mùa vụ.

– Tăng chi phí sản xuất: Để kiểm soát và điều trị bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng, bà con có thể phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị. Bao gồm cả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Điều này có thể tăng chi phí sản xuất nông nghiệp.

– Sản lượng trái kém chất lượng: Các quả sầu riêng bị ảnh hưởng bởi bệnh cháy lá chết ngọn có thể không đạt được chất lượng hoặc kích thước mong muốn, làm giảm giá trị kinh tế. 

Vì vậy, bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, mà còn tác động tiêu cực đến cả mùa vụ và lợi nhuận kinh tế của bà con.

Biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá chết ngọn trên sầu riêng.

Biện pháp canh tác phòng trừ bệnh cháy lá chết ngọn trên sầu riêng.

Để phòng tránh bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng, bà con có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

– Chọn giống cây kháng bệnh: Khi lựa chọn giống cây sầu riêng để trồng, hãy ưu tiên chọn những giống có khả năng kháng bệnh cao. Các giống cây kháng bệnh thường có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng.

– Chăm sóc cây đúng cách: Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây sầu riêng. Đảm bảo rằng cây không bị thiếu nước hoặc bị tác động bởi điều kiện khắc nghiệt, vì điều này có thể làm cho cây dễ bị suy yếu và nhiễm bệnh.

– Kiểm soát điều kiện môi trường canh tác: Đảm bảo rằng môi trường trồng cây sầu riêng thuận lợi cho sự phát triển của cây. Tránh tạo ra môi trường ẩm ướt quá mức hoặc ngập úng, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

– Theo dõi và thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, từ đó, đưa ra những phương án phòng bệnh kịp thời. Nếu phát hiện có triệu chứng bệnh, hãy xử lý ngay để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

– Cắt tỉa và vận dụng kỹ thuật trồng hợp lý: Thực hiện cắt tỉa đúng cách để loại bỏ những phần cây bị nhiễm bệnh. Sử dụng kỹ thuật trồng hợp lý để tạo ra khoảng cách đủ rộng giữa các cây, giúp tăng cường thông gió và giảm khả năng lây lan bệnh.

– Vệ sinh vật dụng trồng cây: Trong quá trình chăm sóc cây, đảm bảo rằng các dụng cụ trồng cây được làm sạch và khử trùng đều đặn. Điều này giúp ngăn chặn việc lây lan bệnh từ cây này sang cây khác.

Bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa trên một cách đúng đắn và thường xuyên, bà con có thể giúp bảo vệ cây sầu riêng khỏi bệnh cháy lá chết ngọn.

Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh cháy lá chết ngọn trên sầu riêng.

Bên cạnh đó, bà con nên sử dụng biện pháp sinh học để kiểm soát nấm gây bệnh. Nông Nghiệp SOFa tự hào giới thiệu với bà con Chế phẩm sinh học Vaccino đặc trị nấm bệnh và kích kháng tự nhiên cho cây trồng. 

cháy lá chết ngọn
Hình 4. BỆNH CHÁY LÁ CHẾT NGỌN TRÊN CÂY SẦU RIÊNG.

Chế phẩm sinh học Vaccino không chỉ có nguồn gốc từ sinh học, chứa hàng tỷ nấm đối kháng ChaetomiumTrichoderma spp cùng các hoạt chất sinh học khác giúp ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh mà còn an toàn và thân thiện với môi trường. Hướng dẫn sử dụng “Chế phẩm sinh học Vaccino”:

– Pha 25ml cho bình 20-25ml nước, Phun hoặc tưới.

– Khi cây yếu: Phun 2-3 lần, cách nhau 3-5 ngày/lần.

– Phòng bệnh: Phun 15-30 ngày/lần tùy tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại.

Kết luận.

Nếu bà con cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ về các vấn đề canh tác, hãy liên hệ ngay với Nông Nghiệp SOFa qua Hotline 0984.340.493 để được các kỹ sư tư vấn nhanh chóng và tận tình nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *